Chiều ngày 21/8/2020, tại hội trường tầng 5 nhà B, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2019 – 2020. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên của nhà trường nhằm khích lệ sự say mê, tính chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên.
(Tài chính) Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan là một tất yếu khách quan. Đứng trước xu thế tất yếu khách quan đó, các nước đã ứng xử như thế nào và Việt Nam cần ứng xử như thế nào để phát huy lợi thế và giảm bớt những bất lợi của hội nhập là những vấn đề được bàn luận trong bài viết này.
Có thể nói trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) liên quan đến bảo đảm quyền con người, đánh giá việc thực hiện các quy định đó trên thực tế để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự hiện nay. Từ khóa: Quyền con người; tố tụng hình sự; Hiến pháp năm 2013
Vào hồi 14h00' ngày 18/12/2019 tại Phòng họp 305 nhà A, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị nghiệm thu Đề tài cơ sở năm 2019 của ThS. Nguyễn Thị Lan Anh.
Di sản văn hóa là một trong những linh hồn văn hóa của mỗi cộng đồng, ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững du lịch. Do đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, pháp luật về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập như: thiếu sự đồng bộ giữa các quy định pháp luật, một số quy định chưa có hướng dẫn chi tiết gây lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước, không bảo đảm quyền lợi của người dân trong vùng di sản... Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững du lịch ở nước ta. Bài viết phân tích các hạn chế đó dưới góc độ các quy định của pháp luật và đưa ra một số giải pháp khắc phục.
Nội san số 03 - Khoa Luật & QLNN
Nội san số 03 - Khoa Luật & QLNN
(DVTDT) Chiều ngày 9/5/2019, tại hội trường tầng 5 nhà B, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018 – 2019. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên của nhà trường nhằm khích lệ sự say mê, tính chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên.
(DVTDT) Chiều ngày 7/5/2019, tại phòng C102 và C103 của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã diễn ra buổi báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2018 - 2019. Đây là một hoạt động thường niên mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho sinh viên nhà trường.
Nội san số 02 - Khoa Luật & QLNN
Vào hồi 13h30' ngày 14/12/2018 tại Phòng họp 205 nhà A, cơ sở 1, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị nghiệm thu Đề tài cơ sở năm 2018 của ThS. Mai Nguyệt Minh.
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật Thuế tài sản, trong đó, một trong những thông tin thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là đề xuất sở hữu nhà trên 700 triệu đồng phải đóng thuế tài sản hàng năm với mức thuế suất 0,3% - 0,4%. Thực tế, dù chưa có Luật Thuế tài sản thì hiện nay, nhà đất ở Việt Nam đã “gánh” nhiều loại thuế, phí khác.
Nội san số 01 - Khoa Luật&QLNN
Nội san số 01 - Khoa Luật & QLNN
Nguyễn Đức Lĩnh- Lớp Luật K1 Nội san 1- Khoa Luật&QLNN
Mai Thu Trâm - Lớp CTXH K2 Nội san 1- Khoa Luật&QLNN
Trích nội san số 1- Khoa Luật&QLNN
Việc định hướng đầu ra cho sinh viên ngành Công tác xã hội là việc làm cần thiết trong công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo. Căn cứ vào nhu cầu thực tế xã hội và hệ thống đầu công việc cụ thể, mỗi cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầu đó để cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên học ngành Công tác xã hội sẽ thực tế và tăng năng lực cạnh tranh cao hơn.- Trích Nội san số 1- Khoa Luật&QLNN
Bài viết trong Nội San 1- Khoa Luật&QLNN - ngày 20/11/2017
Ngành Công tác xã hội (CTXH) đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, ngành CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng đang có xu hướng gia tăng. Do đó việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội trên là rất cần thiết, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ cán bộ làm CTXH để giải quyết các vấn đề nêu trên. Vì vậy, việc phát triển và mở rộng quy mô đào tạo ngành học CTXH là một yêu cầu cấp thiết và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại. Bài viết này sẽ tập trung phân tích những tiềm năng và điều kiện phát triển ngành CTXH tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội trên là rất cần thiết, đòi hỏi phải có một đội ngũ làm CTXH chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển nghề công tác xã hội ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, nhận thức, hiểu biết người dân và nhiều cán bộ, công chức về nghề công tác còn hạn chế. Khuôn khổ pháp lý phát triển nghề công tác xã hội còn chưa đầy đủ, đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích những vấn đề cơ bản nhất về nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề CTXH trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
TÌM KIẾM